Cách mạng đối với Hàn Mặc Tử ra sao

     Ta hãy để cho ta cuộn đi trong dòng nhạc, cái nhạc mới nghe chưa hiểu nó nói gì, chỉ cảm được nó ru ta, nhưng đừng sốt ruột, son (âm thanh) đi trước và sens (ý nghĩa) sẽ lần theo sau, lần theo sau, đừng sốt ruột.

Cách mạng đối với Hàn Mặc Tử ra sao

Sang chơi thôi, sang chơi thôi, mà ai

Thu đây rồi! Bước lên cầu Ô ThướcSao vàng rơi đầy trên sóng nước

 Đứng ngửa tay mà hứng máu trời sa.

Rồi lại:

Để chơi vơi này bông trăng lá gió

Để phiêu diêu này tờ thơ vàng vọ

 Để dầm dề hạt lệ đôi ta.

     Beethơven nói rất đúng: “Âm nhạc là một sụ thiên khải cao hơn mọi khôn ngoan, mọi triết học”. Đổ cho cái nhạc dại dại của đoạn thơ này ru ta, nghe những máu kia, sao trời kia, tờ thơ kia, giọt lệ nọ, bỗng dưng ta thấy lóe ra như được khôn ra, được thiên khải và nhận ra rằng: Hàn Mặc Tử đây rồi. Máu và sao, chơi vơi và vàng vọt, phiêu diêu trăng gió và hạt lệ dầm dề.

     Cái cấu trúc nghịch lý của Hàn Mặc Tử! Hồn tráng lộ của anh đấy, mà thảm kịch của đời anh đấy. Hiểu rồi!

     Đi công tác ở một số nước phương Tây, tôi thường gặp anh chị em Việt kiều xa nước lâu ngày, gặp anh chị em di tản nữa. Các anh chị hỏi: “Cách mạng đối với Hàn Mặc Tử ra sao?” Ra sao ư? Cách mạng đã đón di hài vua Duy Tân về nước vừa rồi, Cách mạng cũng đón thơ của Tử như vậy. Cách đây từ những ba mươi năm tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai năm 1957, lúc đất nước mới chỉ có tự do một nửa, thù trong giặc ngoài làm cho Tổ quốc ta ở trong thế ngặt nghèo, thế mà bàn về vấn đề tiếp thu di sản, đồng chí Trường Chinh đã nói: “Cán nhận ra rằng văn nghệ Cách mạng của chúng ta là kẻ kế thừa tất cả nhang giá trị văn nghệ do các thời đại trước tạo ra. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển tất cả các di sản của dân tộc và cũng chi có chúng ta mới lãm nổi công việc đó”.

     Hai lần đồng chí dùng đến chữ tết cả. 1957-1987! Ba mươi năm, chiến tranh cũng chiến tranh rồi, hòa bình cũng hòa bình rồi, nếu không tiếp thu Tử bây giờ còn đợi đến lúc nào? Giao cho con cháu tiếp thu thì con cháu sẽ lên án chúng ta thôi. Sao cái gì cũng dồn cho chúng nó? Chúng nó còn bao nhiêu việc. Huống nữa tiếp thu Tử là lợi cho chúng ta chứ lợi gì cho Tử đã chết cách đây nửa thế kỷ. Anh Trường Chinh dặn tiếp: “ Việc uốn nắn lại những thái độ hẹp hòi mây móc dối với nhang giá trị văn nghệ ca không nhang có tác dụng sửa chưa nhang thái độ bất công dối với nhiều tác phẩm mà còn có tác dụng mở rộng con đường cho sáng tác văn nghệ hiện thời”. Thực là chí tình đạt lý.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học hiện thực phê phán

Tiếng cười, tiếng khóc, sự sống chết

       Đầu cân bên này là tiếng cười ha ha, đầu cân bên kia lại là một cuộc đời bi thảm vào bậc nhất. Giá tiếng cười ấy đắt lắm, nặng đồng cân lắm, chứ đâu phải thứ nhởn nhơ cười, hể hả cười của chúng ta đâu.

Tiếng cười, tiếng khóc, sự sống chết


Xin dâng này máu đang tươi

Này đây tiếng khóc giọng cười chen nhau.

      Ta có chịu nghe tiếng cười đắt giá đó không? Và có không lối ném tiếng khóc kia đi, hắt cái máu kia đi, đủ lọc lấy có tiếng cười (đã vô trùng hóa) rồi đưa vào TUYỂN TẬP. Nhưng nghe tiếng khóc kia, thì ta có bị nhiễm độc gì không? Ngược lại, giữ gìn bịt tai không nghe nó, thì ta có bị thiệt thời gì?

       Ồ, mấy chục năm trời đánh nhau với những tên giặc quỷ sứ khổng lồ, lắm lúc ta phải trị lấy ta rồi mới đánh được giặc. Luyện chúng ta từ bùn, từ bùn thành ra sắt thép là vô cùng cần thiết. Nhưng đánh xong giặc rồi, cậu bé Phù Đổng phải nhanh chóng trở lại làm hồn nhiên con trẻ chứ. Thế thì mới đủ sức hóa thành sắt thép kỳ sau. Đó là quy luật ức chế và hưng phấn của Pavlov thôi, chả có gì lạ.

      Những năm tháng trọng đại đó, ta cần tỉnh thức nên sợ cả mộng mơ thiếp ngủ. Chỉ chợp mắt một tí thôi, có khi đê vỡ, giặc tràn. Huống nữa là cái đê tư tưởng! Đồng chí Lê Duẩn bảo: “Nhiều người, hai người, một người, cá nhân, lứa đôi, tập thể”.

      Những năm ấy, không có tập thể nhiều người thì mất mạng, nên có khi ta cảnh giác lúc chỉ có hai người, lúc trơ trọi một người. Tố Hữu mới viết: “Đêm cuối năm riêng một ngọn đèn” thì đã có nhiều người không muốn có riêng và một ấy. Con người ta thích nó giữa đội-hình-đồng-đội, tập-đoàn, hơn thế, lại là đội-hình-đang-chiến-đấu, và tập-đoàn-đang-sản-xuất. Ta ưa nó ở thế động, hành động, lao động với tất cả ý chí, reo hò, vỗ tay đôm đốp, và ta ngại nó khi tĩnh lặng, khi xúc cảm. Có xúc cảm thì cũng là xúc cảm phấn khải, chứ hay chi cái xúc cảm buồn! Ôi, Tử ơi, thế mà Tử lại cùng cực đau buồn:

Ta trút tình hồn giữa lúc đây

Gió sầu vỗ hạn thổi trong cây

Còn em sao chẳng hay gì cả

      Ta không hay, hoặc là không muôn hay, không dám hay. Ta không hay rằng con người gồm các vấn đề xã hội, lịch sử mà ta quan tâm trước tiên là rất đúng, lại còn mỗi con người có một thân phận, một cuộc đời riêng. Marx hơn Karl Jaspers chỉ biết con người trong đau khổ, trong chiến đấu, trong tội lỗi, và đối diện cùng cái chết. Theo ông, đó là các điểm “cục” của kiếp người. Con người, theo ông chỉ dao động thăng trầm giữa yêu thươngvà thù hận. Marx cũng cao hơn Phật, khi Phật chi thấy sinh, lao, bệnh, tử, và dao động thăng trầm bởi tham sân si. Ôi, chết có tiền thì cũng sướng đấy. Bệnh mà thuộc giai cấp quý tộc giàu sang thì cũng khỏi bệnh ngay.


Phong cách lãng mạn, yếu tố hiện thực trong thơ văn Hàn Mặc Tử

      Trước sau Tử vẫn là lãng mạn, dùng nhiều yếu tố hiện thực, dùng nhiều yếu tố siêu thực: đó cũng là điều trước đây cha ông đã dùng. Nhưng chưa có ai dùng đậm đặc như anh, dù đó là Lê Thánh Tông ở Di THẢO, Nguyễn Dữ ở TRUYỀN KỲ MẠN LỤC, Nguyễn Du ở Văn Chiêu hồn hay lúc tả Đạm Tiên. Sau này không biết có ai thừa kế anh không? Cho nên nhìn trước nhìn sau, anh vẫn là của hiếm ở đất nước luôn luôn cần tình thức nên hóa ra quá tình táo là đất nước mình.

Yếu tố hiện thực trong thơ văn Hàn Mặc Tử

        Trên thế giới thì lại khác, cần chống lại với cái không khí duy lý đến cùng, duy lý đến cùn, duy lý quá quắt của thời đại máy móc, kỹ thuật, biểu đồ, thống kê, công thức này. Các nhà văn châu Âu hiện nay rất mê chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo của châu Mỹ la-tinh, trong đó các yếu tố kỳ, hư ảo, ma quái, huyền thoại, siêu thực đã được phát huy để nuôi hiện thực. Asturias, Carpentier, Marquez đã được đánh giá cao và hâm mộ ở Liên Xô. Tử trong thời gian chúng tôi ở gần chỉ thấy anh nói về Baudelaừe, chớ Lautréamont, Gérard de Nerval anh cững ít nói đến, nói chi là Breton. Anh có biết hay không chủ nghĩa siôu thực? Chắc là không. Giờ bảo anh có xa gần với cái họ hàng dầy biến động, thích biến dị, luôn biến hóa đó, có khi anh giận cũng nên! Anh chỉ nói:

Một mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền

Bây giờ tôi dại tôi điên

Chắp taỵ tôi lạy cả miền không gian.

Hay:

Tôi điên tôi nói như người dại

Van lạy không gian xóa nhng ngày.

        Và anh giải thích vì đâu mà điên, bởi đâu mà dại: “nghĩa là tôi yếu đuối quá. Tôi bị cám dỗ. Tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật. Và nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phứt điên. Nàng đánh tôi đau quá. Tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú”.

       Càng chứng tỏ là siêu thực của anh không phải từ sách vở ra, từ châu Âu đến, mà từ thảm kịch của anh mà ra. “Nàng” ở đây không phải là cô con gái nào đâu! Nàng đau thương đấy. Tử thường đọc Baudelaire:

Sois sage, oh ma douleur et tiens – toi plus tranquylle! (Hđy ngoan, hỡi em đau thương và em đứng yên nào!)

       Tử bảo anh khóc, anh gào, anh rú. Tử quên mất (và chúng ta cũng quên theo) là anh cười nữa chứ:

Ha ha! Ta đuổi theo trăng

Ta đuổi theo trăng

Trăng rơi lả tả ngả trên cành vàng.

Hoặc:

Hôm nay vui quá, anh Phùng ơi!

Cười nói làm sao cho hả hơi?

Mà cười được thế là không điên đâu, chả dại chút nào! Anh chả thèm làm nhà thơ của sự chết, của Hư vô, như những người viện Heidegger, viện Jaspers, rồi dán cho anh nhãn hiệu có dấu âm, có hoi âm ấy.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học hiện thực Việt Nam

Hàn Mặc Tử không phải là nhà thơ siêu thực

         Văn học cần nói những vấn đề chung, phổ biến cho nhân loại. Nhưng oái oăm chưa, nó lại đòi cái người nói đó là một cá nhân, một bản lĩnh, một sắc thái riêng, không giống ai, chỉ có một bản duy nhất, không lặp lại hai lần. (Nói thế chứ trong văn học, người ta vẫn na ná nhau khối ra đấy!). Hàn Mặc Tử thì không. Anh chỉ có một, thật. Như một Rimbaud của Pháp, một Holderlin của Đức, một Edgar Poe của Mỹ, một Bồ Tùng Linh của Trung Quốc, một Maiakovski (trước cũng như sau Cách mạng tháng Mười) của Liên Xô.

Hàn Mặc Tử không phải là nhà thơ siêu thực

      Chúng ta cần có người tả trăng là trăng. Nhưng cũng có người vượt lề thói tập đoàn mà xẻ trăng ra làm hai nửa: Vầng trăng ai xẻ làm đôi (KIỀU), cần truyền thống, lại cũng cần biến dị, cần nói điều chưa ai nói (người ấy không nói thì ta mất đi, nghèo đi cái điều đặc biệt, duy nhất người ấy nói ra).

Hôm nay có một nửa trăng thôi

Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi

 Ta nhớ mình xa thêm đứt ruột

       Không phải ma thuật, kỹ thuật gì của óc đang lạm phát ngôn từ. Lòng có bị cắn đôi, đời có bị tan vỡ, tình có bị đứt đoạn, nghĩa là có một thảm sử gì làm trữ kim, làm bảo đảm, thì mới có thể phát ra các từ kia.

       Người Trung Quốc xưa đánh giá thơ nào thâm, nào chân, nào viễn, nào cao, nào tân, nhiều thứ lắm. Tân là mói. Nhưng sau tân, lại còn tân của tân nữa, đó là kỳ (lạ).

Tóc dài ba nghìn trượng

Vì sầu nên hóa dài

(Lý Bạch)

Bốn dây ứa máu tỳ bà

(Tương An)

Và đêm nay hồn anh về ngủ thắt lưng em

(Ca dao H’mông)

… Mái nhà dài như một tiếng chiêng…

… Tóc nàng dài đến nỗi thả ra thì xuống tận đất như một thác nước và che bóng râm như một cây K’nia (Dân ca Tây Nguyên)

       Hay khi Nguyễn Du tả ma:

       Dấu giày từng bước in rêu rành rành thì đều là kỳ đấy, đều là siêu đấy! Mà nào ta có mất thực đi đâu. Ta được nó một cách khác, ở một nhiệt độ, cường độ khác.

        Người châu Âu đẩy cái kỳ đến cùng, và kỳ cùng chủ thì từ yếu tố, nó thành chủ nghĩa. Chủ nghĩa siêu thực còn có tên là romantisme jusqu’au bout(chủ nghĩa lãng mạn đến cùng), rượu trên 100 độ. Thế thì chết. Chúng ta chống chủ nghĩa siêuthực, chống siêu thực ở dạng ấy, ở độ ấy, trương lên thành ngọn cờ tướng chỉ huy ấy. Aragon, Eluard, các vị tổ sư, tướng lĩnh từng phất ngọn cờ ấy, đã vứt nó để trả thành người lính, rồi chủ soái trên thi đàn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng khi đã thành nguyên soái của thi đàn sau này, các ông vân sử dụng các yếu tố siêu thực, sử dụng siêu thực như yếu tố, cho cái hư ảo nó phục vụ hiện thực mình. Và sung mãn hơn lên vì vậy: Chân chân chân, thật thật thật nhưng lại còn đi với ảo ảo ảo nữa, Diệu ơi! Hàn Mặc Tử không phải là nhà thơ siêu thực.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học cách mạng

Cái tài của Hàn Mặc Tử

        Hàn Mặc Tử có tài rất sớm. Tản Đà đã định khen thơ anh trên báo nhưng rồi tiên sinh qua đời. Làm một bài như bài Cửa sổ đêm khuya đọc lui, đọc ngược sáu cách, Tử rất giỏi:

Cái tài của Hàn Mặc Tử

Hoa cười nguyệt rọi cửa lồng gương

Lạ cảnh buồn thêm nợ vấn vương

Tha thướt liễu in hồ gợn bóng

Hững hờ mai thoáng gió đưa hương

Xa người nhớ cảnh tình lai láng

Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng

Qua lại yến ngàn dâu ủ lít

Họa đàn sẵn có dế bên tường.

         Đọc xuôi, đọc ngược, bỏ hai chữ đầu đọc xuôi, bỏ hai chữ cuối đọc xuôi, bỏ hai chữ đầu đọc ngược, bỏ hai chữ cuối đọc ngược. Tử làm bài ấy lúc 17,18 tuổi, cũng là một cách xem thường tài vua Tự Đức “chả mấy giỏi” hơn mình. Sau này, có lúc Tử tự xem mình là “vua nhà Nguyễn bay trên mây” (Nguyên TrọngTrí là tên anh), cái mầm mống phạm thượng biết đâu không bắt đầu từ lúc làm thơ thuận-nghịch-độc ấy?

         Tử có rất sớm, trong khuôn khổ gò bó trói với bỏ rọ của thơ Đường luật mà có, cái khả năng thượng-thanh-khí-hóa (tên một tập thơ của Anh về sau), tâm tưởng tâm hồn hóa:

Tương tu mộng thấy năm canh mộng

Luyến ái trời vương bốn phía trời.

Cái khả năng thế-tục-hóa, da-thịt-hóa:

Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.

Khả năng kỳ ảo, ma-quái-hóa cũng xuất hiện rồi:

Mở cứa nhìn trăng, trăng tái mặt

Khép phòng đốt nến, nến rơi châu.

         Đấy không phải là thủ thuật, kỹ thuật, những cách bên ngoài. Hoặc, nếu là thế thì cũng nhờ có một cái cốt thế nào đó, một cấu trúc tâm hồn thế nào đó ở bên trong. Hàn Mặc Tử – lúc ấy còn lấy tên Phong Trần, tên Lệ Thanh – đi về, qua lại giữa trời và đất, cảnh và người, thực và hư… rất thoải mái. Hoi văn lúc thì thu cả cảnh vật vào trong dúm chữ “Ngàn trùng bóng liễu trông xanh ngắt”, lúc thì văn chương chữ nghĩa tuột ra khỏi lòng như một tiếng kêu, một ngọn gió, một nhát dao: “Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt”. Năng lực đàn hồi ấy cũng đã khá rõ ràng. Nhưng phải có cơn bão máu, trận hồng thủy tai ương, những động đất tâm hồn, những phún lửa tình yêu kinh khủng về sau, thì các khả năng kia mới lên cái thế bình phương, rồi lập phương như ta thấy.

           Từ năm 1936 đến 1940, nghĩa là sau khi rời Sài Gòn, ra tập GÁI QUÊ, về Quy Nhơn thọ bệnh, cho đến lúc vào Quy Hòa và mất, anh đã làm quá trình một thế kỷ về thơ (1935-1939 cũng là thời kỳ tôi học ở Quy Nhơn, giới thiệu dìu dắt tôi vào thơ là công anh lúc đó). Từ một nhà thơ biền ngẫu theo lối cổ phương Đông, anh đã hiện đại như những nhà thơ hiện đại nhất châu Âu. (Chỉ so với André Breton, ông tổ siêu thực không thôi cũng đủ thấy rõ). Hơn nữa, thiên hạ hiện đại bằng óc, bằng lòi, còn anh thì bằng máu:

Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy

Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.